DỰ ÁN HAPPY IDEM – MẮT SÁNG VIỆT NAM

5 CHẶNG ĐƯỜNG – 15 NĂM ĐỒNG HÀNH 

CÙNG CHA MẸ & HỌC SINH

Cách đây 30 năm, lác đác có học sinh cấp 2, cấp 3 đeo kính

Ngày nay, lác đác có trẻ mầm non đeo kính, học sinh tiểu học đeo kính khá nhiều, học sinh THCS trở lên đeo kính rất nhiều!

Các bậc phụ huynh sẽ hành động để bảo vệ mắt cho con ngay từ khi còn nhỏ hay thuận theo sự gia tăng mắc tật khúc xạ chóng mặt đó? 

HAPPY IDEM – Mắt Sáng Việt Nam xây dựng hành trình đồng hành cùng đôi mắt trẻ em Việt Nam xuyên suốt 15 năm bắt đầu từ khi trẻ mới 1 tuổi cho tới khi trẻ 15 tuổi. 

Hai mục tiêu cụ thể của dự án: 

  • Mục tiêu thứ nhất: Giúp các trẻ mắt khoẻ sẽ giữ được đôi mắt khoẻ suốt 15 năm đầu đời làm nền tảng để giữ đôi mắt sáng khoẻ suốt cuộc đời. 
  • Mục tiêu thứ hai: Giúp các trẻ bị tật khúc xạ được phát hiện sớm nhất có thể, được khám và điều trị kịp thời, được phục hồi thị lực tốt nhất. 

15 năm – chúng tôi chia thành 05 chặng đường để đồng hành cùng Quý phụ huynh và các bạn học sinh. Cụ thể như sau: 

CHẶNG ĐƯỜNG SỐ 1: 1-3 TUỔI

Cha mẹ sinh ra con, mong muốn con khỏe mạnh, đôi mắt sáng ngời! Trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi, Cha mẹ cần biết những gì? Cần làm những gì cho đôi mắt của con?

Việc đầu tiên mà cha mẹ nào cũng cần làm ngay đó là: Đo sàng lọc TẬT KHÚC XẠ MẮT bẩm sinh. Việc này có thể thực hiện ngay khi con tròn 06 tháng tuổi. 

Các hoạt động cha mẹ nên làm:

  1. Hoạt động cùng con và quan sát khả năng nhìn và phân biệt màu sắc của con.
  2. Luyện cho con các bài tập: nhìn gần, nhìn xa, nhìn các vật nhỏ
  3. Kiểm tra thị lực của con bằng cách cho con quan sát sợi tóc và con kiến!
  4. Đọc cho con nghe những bài thơ, bài vè có nội dung ca ngợi về đôi mắt!
  5. Hát những bài hát có nội dung về yêu quý và chăm sóc đôi mắt
  6. Nuôi dưỡng tâm hồn con, nạp vào tiềm thức của con những điều tốt cần làm để giữ gìn và bảo vệ đôi mắt!
  7. Hãy cho con biết đôi mắt quan trọng biết nhường nào? Mang nhiều giá trị cuộc sống biết bao nhiêu?
  8. Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 06 tháng!

Nếu trẻ có tật khúc xạ bẩm sinh, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp phục hồi thị lực cho trẻ, cập nhật các kiến thức về tật khúc xạ, tìm hiểu các phương pháp phục hồi thị lực cho trẻ. Đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ luyện tập mắt để phục hồi thị lực. 

CHẶNG ĐƯỜNG SỐ 2: 4-6 TUỔI

Cha mẹ đã có cơ hội được đồng hành với con Chặng đường số 1 chưa? Nếu chưa, trước 4 tuổi, cha mẹ đã cho con kiểm tra mắt bao nhiêu lần? Cha mẹ đã nắm rõ tình hình mắt của con chưa?

Nếu mắt con khỏe, cha mẹ cần làm gì, biết gì để giữ mắt con luôn khỏe?

Nếu mắt con có tật khúc xạ bẩm sinh, cha mẹ cần làm gì? Cần biết gì để chăm sóc mắt cho con, cải thiện thị lực mắt cho con?

Các hoạt động cha mẹ nên làm:

  1. Tiếp tục nuôi dưỡng và nạp vào tiềm thức của con trách nhiệm giữ gìn đôi mắt – vì nó rất quý giá, thông qua các bài thơ, bài vè, bài hát và cả những câu truyện, bộ phim hoạt hình, một số video về nội dung nói về đôi mắt. 
  2. Ở giai đoạn này con bắt đầu làm quen với ngồi bàn học, cha mẹ hãy hướng dẫn con tư thế ngồi thẳng lưng, hướng dẫn con giữ khoảng cách từ mắt tới sách vở!
  3. Hướng dẫn con cách cầm bút đúng khi tập viết, tập vẽ, tô màu. 
  4. Chọn cho con bàn học nghiêng, chuẩn kích thước để luyện viết, luyện vẽ.
  5. Thường xuyên quan sát con để giữ tư thế ngồi thẳng lưng, giữ hướng mắt nhìn tự nhiên vuông góc với mặt vở, mặt giấy.
  6. Luyện nhìn xa mỗi ngày hai lần, mỗi lần 5 phút!
  7. Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 06 tháng!

Nếu trẻ có tật khúc xạ: Cha mẹ cần chú ý thêm: 

  1. Theo dõi sát xao tình hình mắt của con – kiểm tra đồng thời tật khúc xạ và thị lực mỗi 04 – 06 tháng. 
  2. Luyện tập cùng con các bài tập mắt để khôi phục thị lực!
  3. Liên tục cập nhật thêm kiến thức về TKX mắt để chăm sóc mắt cho con tốt hơn!
  4. Nếu trẻ phải đeo kính, cha mẹ cần có thêm kiến thức lúc nào nên đeo, lúc nào nên bỏ kính để mắt tự điều tiết cho phù hợp. 

CHẶNG ĐƯỜNG SỐ 3: 7-9 TUỔI

Nếu cha mẹ đã đồng hành qua hai chặng đường số 1 và số 2, thì ở chặng đường số 3 này sẽ rất nhàn! Chúng ta vẫn tiếp tục duy trì những thói quen tốt đã xây dựng được từ hai chặng đường trước.

Nếu cha mẹ chưa trải qua chặng đường số 1 và số 2, giai đoạn này sẽ khá vất vả! Cần có sự kiên trì và đầu tư nhiều hơn về mặt thời gian và công sức! Cha mẹ cần tham khảo lại lộ trình đồng hành cùng đôi mắt của hai giai đoạn trước!

Ở chặng đường này, nhiệm vụ mới của cha mẹ là:

  1. Cho con tiếp cận kiến thức về đôi mắt: Giúp con làm quen với cấu tạo của đôi mắt, chức năng của từng bộ phận!
  2. Tăng cường các bài luyện tập nâng cao thị lực cho mắt: Massage mắt mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút
  3. Sử dụng bàn học nghiêng, giữ lưng thẳng, mắt nhìn vuông góc với sách, vở. Giữ đúng khoảng cách với sách vở!
  4. Thời gian học và thời gian nghỉ hợp lý, ngủ đủ giấc – 8 tiếng!
  5. Học 30 phút, trẻ cần được nghỉ ngơi cho mắt thư giãn – Tốt nhất cho mắt nhìn xa 2 phút, rồi lại học tiếp. 
  6. Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 06 tháng!

Nếu trẻ có tật khúc xạ: Cha mẹ cần chú ý thêm: 

  1. Theo dõi sát xao tình hình mắt của con – kiểm tra đồng thời tật khúc xạ và thị lực mỗi 04 – 06 tháng. 
  2. Luyện tập cùng con các bài tập mắt để khôi phục thị lực!
  3. Liên tục cập nhật thêm kiến thức về TKX mắt để chăm sóc mắt cho con tốt hơn!
  4. Nếu trẻ phải đeo kính, cha mẹ cần có thêm kiến thức lúc nào nên đeo, lúc nào nên bỏ kính để mắt tự điều tiết cho phù hợp. 
  5. Tìm hiểu thêm phương pháp sử dụng kính Orthor-K để giúp trẻ bỏ kính và hạn chế tăng độ. 

CHẶNG ĐƯỜNG SỐ 4: 10-12 TUỔI

Ở chặng đường này, nhiệm vụ của cha mẹ là:

  1. Giúp con có được kiến thức cơ bản về tật khúc xạ mắt, cách phòng tránh, cách phát hiện, cách điều trị và chăm sóc mắt. 
  2. Cha mẹ và con cần tập luyện các bài yoga dành cho mắt, để hệ cơ mắt khỏe hơn, giúp giữ thị lực tốt hơn!
  3. Sử dụng bàn học nghiêng, giữ lưng thẳng, mắt vuông góc với mặt bàn!
  4. Học tập 45 phút – nghỉ 5 phút massage mắt và nhìn xa thư giãn.
  5. Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 06 tháng hoặc 1 năm.

Nếu trẻ có tật khúc xạ: Cha mẹ cần chú ý thêm: 

  1. Theo dõi sát xao tình hình mắt của con – kiểm tra đồng thời tật khúc xạ và thị lực mỗi 04 – 06 tháng. 
  2. Luyện tập cùng con các bài tập mắt để khôi phục thị lực!
  3. Liên tục cập nhật thêm kiến thức về TKX mắt để chăm sóc mắt cho con tốt hơn!
  4. Nếu trẻ phải đeo kính, cha mẹ cần có thêm kiến thức lúc nào nên đeo, lúc nào nên bỏ kính để mắt tự điều tiết cho phù hợp. 
  5. Tìm hiểu thêm phương pháp sử dụng kính Orthor-K để giúp trẻ bỏ kính và hạn chế tăng độ. 

CHẶNG ĐƯỜNG SỐ 5: 13-15 TUỔI

Mục tiêu của chặng đường cuối cùng này là giúp cho cha mẹ và học sinh có được kiến thức tổng quan về đôi mắt và các bệnh lý thường gặp phải. 

  1. Học sinh cần được trang bị các kiến thức về điều trị bệnh mắt, các phương pháp hỗ trợ hoặc điều trị tật khúc xạ mắt
  2. Học sinh cần được trang bị các kiến thức về các bệnh lý cơ bản và một số bệnh lý nghiêm trọng của mắt, cách phát hiện, cách phòng tránh, cách điều trị!
  3. Học sinh cần rèn luyện thói quen tập yoga mắt để cơ mắt luôn khỏe mạnh, giữ thị lực mắt tốt!
  4. Học sinh cần được trang bị kiến thức về các thông số tật khúc xạ mắt, cách đọc kết quả.
  5. Học tập 45 phút – nghỉ 5 phút massage mắt và nhìn xa thư giãn.
  6. Sử dụng bàn học nghiêng, giữ lưng thẳng, mắt vuông góc với mặt bàn!
  7. Kiểm tra mắt định kỳ 06 tháng – 1 năm/ 1 lần!

Nếu học sinh có tật khúc xạ: Cha mẹ cần chú ý thêm: 

  1. Theo dõi sát xao tình hình mắt của con – kiểm tra đồng thời tật khúc xạ và thị lực mỗi 06 tháng. 
  2. Giúp con luyện tập các bài tập mắt để khôi phục thị lực!
  3. Liên tục cập nhật thêm kiến thức về TKX mắt để chăm sóc mắt cho con tốt hơn!
  4. Nếu trẻ phải đeo kính, cha mẹ cần có thêm kiến thức lúc nào nên đeo, lúc nào nên bỏ kính để mắt tự điều tiết cho phù hợp. 
  5. Tìm hiểu thêm phương pháp sử dụng kính Orthor-K để giúp trẻ bỏ kính và hạn chế tăng độ. 

CHA MẸ VÀ CÁC BẠN HỌC SINH ĐỒNG HÀNH CÙNG HAPPY IDEM – MẮT SÁNG VIỆT NAM ĐỂ GIỮ CHO ĐÔI MẮT LUÔN LUÔN SÁNG KHOẺ!