1. Khái niệm về Cận thị 

Cận thị là hiện tượng không nhìn được rõ vật ở xa. Cận thị có thể là rối loạn về mắt mang tính di truyền và xảy ra do trục nhãn cầu quá dài. Mắt cần tập trung vào các đối tượng ở phía trước của võng mạc dẫn đến mờ mắt. Cận thị là một vấn đề thị giác rất phổ biến.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm khó nhìn thấy các đối tượng ở xa, đau đầu, nheo mắt và kết quả học tập kém ở trẻ em.

3. Nguyên nhân bệnh Cận thị

  • Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: Trẻ phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
  • Trẻ sinh ra có trọng lượng cơ thể quá thấp: Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên bị cận thị.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
  • Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: Mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất ít. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
  • Trẻ xem TV quá gần: Nếu như ngày nào trẻ cũng xem TV nhiều hơn 2 giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy, một số trẻ bị cận thị, một số khác thì không.