Hiện nay, tỷ lệ tật khúc xạ đang tăng cao, đặc biệt ở trẻ em trong lứa tuổi đến trường. Tật khúc xạ ảnh hưởng đến 2,5 tỷ người (khoảng 20% dân số) trên toàn thế giới. Ở nước ta tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng tăng ở trẻ với khoảng 3 triệu trẻ em trong cả nước cần đeo kính. Đặc biệt, học sinh thành thị mắc tật khúc xạ có tỷ lệ rất cao, chiếm tới 40% – 50% số học sinh, trong khi tỷ lệ học sinh ở nông thôn bị tật khúc xạ chỉ chiếm khoảng 15%. Không có gì ngạc nhiên khi con số thống kê cho biết 79% các trẻ bị tật khúc xạ là cận thị. Đây là nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến việc học tập cũng như các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
1-Vậy tật khúc xạ là gì?
Tật khúc xạ là hiện tượng rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể nhìn thấy hình ảnh, sự vật xung quanh và là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực.
* Tật khúc xạ gồm 4 bệnh chính: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.
* Truyền thông về khúc xạ học đường chủ yếu tập trung 3 bệnh chính là: cận thị, viễn thị, loạn thị.
2- Nguyên nhân của tật khúc xạ
Có 2 nguyên nhân chính:
* Do đặc điểm di truyền
* Do mắt phải làm việc liên tục trong thời gian dài, ở khoảng cách quá gần, và trong điều kiện ánh sáng yếu.
3. Tác hại của tật khúc xạ
Tật khúc xạ sẽ khiến mắt nhìn không rõ từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt của các bạn học sinh;
* Cận thị nặng có thể dẫn đến mù loà
* Một số loại tật khúc xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác/lé dẫn đến nhược thị một mắt.